Fish collagen
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Fish collagen là gì?
Xét về nguồn gốc, hiện nay trên thị trường đang bày bán hai loại collagen: Collagen có nguồn gốc từ động vật trên cạn và một loại khác là collagen có nguồn gốc từ cá (fish collagen).
Fish collagen thuộc dạng collagen loại 1, là loại collagen quan trọng cho làn da đẹp và xương chắc khỏe. Đây là một loại protein được thủy phân từ da cá bằng enzyme đặc hiệu, có kích thước phân tử nhỏ hơn các loại collagen khác giúp cơ thể hấp thu dễ dàng hơn.

Fish collagen có kích thước phân tử chỉ bằng 1/60 so với collagen thông thường. Chính vì kích thước nhỏ như vậy nên khi vào đến dạ dày, fish collagen không cần nhiều thời gian để thủy phân hơn so với collagen thông thường. Từ đó nó cũng mang lại hiệu quả vượt trội hơn, khả năng hấp thu nhanh hơn gấp 5-7 lần so với collagen thông thường.
Ngoài ra, fish collagen hầu như không chứa hoặc chứa rất ít chất béo, thích hợp với tất cả mọi người kể cả người ăn kiêng.
Bên cạnh đó, do đặc tính phải chịu áp lực của dòng nước nên so với động vật trên cạn, da cá sẽ có độ đàn hồi chắc hơn nhiều. Vì thế, collagen được chiết xuất từ cá biển sâu có độ đàn hồi và độ dẻo dai rất cao.
Trong 10 gram fish collagen có chứa 45 calo, 9,4gram protein, 10 miligam natri, 0,07 miligam kali, 0,05 miligam canxi, 0,04 miligam sắt.
Điều chế sản xuất fish collagen
Fish collagen được chiết xuất thông qua một quá trình thủy phân phức tạp từ da và vảy cá, chúng hầu như không gặp phải các vấn đề về vệ sinh, không mang các vi khuẩn, virus truyền nhiễm từ động vật.

Cơ chế hoạt động của fish collagen
Chức năng chính của fish collagen là kết nối các mô trong cơ thể lại với nhau. Fish collagen là yếu tố cần thiết trong quá trình tạo ra các axit amin cần thiết cho sức khỏe của làn da, mái tóc, móng tay, khớp xương và các mô khác trên cơ thể người.
Fish collagen mang lại hiệu quả cao đối với làn da con người bởi khả năng hồi phục và tái tạo da, duy trì sự đàn hồi cho da, chống lão hóa.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Carbomer là gì?
Carbomer là nguyên liệu quan trọng và rất quen thuộc trong công thức mỹ phẩm. Carbomer bao gồm những hợp chất cao phân tử có liên kết chéo của acid acrylic với trong lượng khoảng từ 3-4 triệu Dalton được tạo thành bằng cách polymer hóa acid acrylic trong ethyl acetate, cyclohexane và các tác nhân có khả năng tạo liên kết chéo như pentaerythritol polyallylether hay polyallyl sucrose.

Bột Carbomer gồm có hạt chính xen kẽ các hạt liên kết, trong đó kích thước hạt chính là từ 50-200 nm còn kích thước hạt liên kết vào khoảng từ 2-7 micron. Bột Carbomer khi phân tán vào trong nước tạo ra hỗn hợp có độ pH là 3, còn khi trung hòa lại thì độ pH hỗn hợp khoảng 6-10. Các tiểu phân cũng nở ra, tăng độ nhớt do lực đẩy tĩnh điện, muối có thể làm giảm độ nhớt vì nó có khả năng đẩy tĩnh điện.
Có chỉ số khúc xạ phù hợp nên Carbomer cũng có khả năng tạo gel trong cồn, nước. Đặc tính của Carbomer là làm dày và làm đặc; nếu dùng thành phần này ở tỷ lệ thấp sẽ điều chỉnh được độ nhớt khá ổn định. Vì thế, Carbomer được sử dụng trong các công thức bào chế mỹ phẩm. Ngoài ra, Carbomer còn góp mặt trong sản phẩm tã dùng một lần như một chất siêu thấm vì nó có thể liên kết chéo mở rộng.
Điều chế sản xuất Carbomer
Các Carbomer là các polymer tổng hợp, liên kết chéo, cao phân tử của acid acrylic. Những polymer acid acrylic này được liên kết chéo với allyl sucrose hoặc allyl pentaerythritol. Dung môi diễn ra quá trình polymer hóa trước đây là benzen (một dung môi độc hại và ô nhiễm môi trường).
Hiện nay, các nhà sản xuất thường sử dụng ethyl acetate hoặc một đồng dung môi cyclohexane–ethyl acetate để sản xuất các sản phẩm thương mại của Carbomer. Những dung môi này được đánh giá là an toàn và thân thiện môi trường hơn.
Các polymer như Carbopol ETD và Carbopol Ultrez được sản xuất trong các hỗn hợp đồng dung môi với sự trợ giúp của một chất trùng hợp độc quyền của nhà sản xuất.
Cơ chế hoạt động của Carbomer
Khi Carbomer được đặt trong dung dịch nước ở pH trung tính, nhiều chuỗi bên sẽ mất proton và thu được điện tích âm. Do phản ứng này, Carbomers có thể hấp thụ, giữ nước và trương lên gấp nhiều lần thể tích ban đầu của chúng. Đây là lý do tại sao nó được coi là chất tăng cường kết cấu và được sử dụng để thêm độ đặc cho các sản phẩm đặc biệt là các công thức giống như gel.

Nhờ khả năng loại bỏ chất rắn không hòa tan trong chất lỏng, Carbomers được sử dụng để giữ ổn định nhũ tương khỏi sự phân tán thành phần dầu và chất lỏng. Carbomers có thể kiểm soát tính nhất quán của mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân khác.
Các công thức của những sản phẩm như dầu gội dầu xả, lotion, kem dưỡng ẩm cho da trở nên đa dạng hơn, mịn hơn và đặc hơn nhờ có bổ sung chất Carbomers.
ATP là gì?
Mọi sinh vật sống trên trái Đất đều cần năng lượng để hoạt động cũng như thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể. ATP là viết tắt của cụm từ Adenosin Triphosphat, chính là nguồn cung cấp năng lượng sinh học chủ yếu này cho cơ thể sinh vật. Nói một cách khác, ATP là phân tử mang năng lượng, chúng có chức năng vận chuyển năng lượng đến nơi mà các tế bào cần sử dụng.
Không ít người lầm tưởng rằng chất dinh dưỡng từ thức ăn chính là năng lượng sống mà chúng ta sử dụng. Thực tế thì sau khi tiêu hóa thức ăn, cơ thể sẽ dự trữ các chất dinh dưỡng dưới dạng carbohydrates (tinh bột), fat (chất béo) hay protein (chất đạm). Các chất này lại được phân giải thành hợp chất đơn giản hơn đó là glucose, acid amin, acid béo và theo đường máu vận chuyển đến các tế bào.

Tuy nhiên, các tế bào không thể trực tiếp lấy năng lượng từ những chất dinh dưỡng này. Chính vì vậy, chúng ta cần có các hệ năng lượng giúp xử lý, biến đổi chúng thành ATP. Các ATP này sẽ dự trữ và cung cấp năng lượng có thể sử dụng được cho các tế bào khi cần. Quá trình này không chỉ ra trong tất cả các loại động vật, thực vật và vi khuẩn (và ngay cả trong virus khi chúng đang di chuyển trong các vật chủ)
Trong tự nhiên, ATP chỉ có thể được tìm thấy trong một số loại thảo dược quý giá “Đông trùng hạ thảo” hay linh chi.
Điều chế và sản xuất
Cấu tạo của một ATP cơ bản bao gồm:
Adenine: Một cấu trúc vòng bao gồm các nguyên tử C, H và N.
Ribose: Một phân tử đường có 5 Carbon.
Phần đuôi với 3 phân tử phosphat vô cơ (Pi). Liên kết giữa 2 Pi cuối cùng chứa rất nhiều năng lượng. Do đó việc phân tách các phần này chính là mấu chốt của quá trình giải phóng năng lượng của ATP.
ATP có thể được tạo ra từ đường đơn và đường phức tạp cũng như từ lipid thông qua phản ứng oxy hóa khử. Để điều này xảy ra, trước tiên carbohydrate phải được phân hủy thành đường đơn, trong khi chất béo phải được chia thành axit béo và glycerol. Tuy nhiên, quá trình sản xuất ATP được điều chỉnh rất cao. Sản xuất của nó được kiểm soát thông qua nồng độ cơ chất, cơ chế phản hồi và cản trở dị ứng.
Cơ chế hoạt động của ATP
Trong môi trường ống nghiệm, khi một phân tử glucose phân tách thành CO2 và nước đồng thời sẽ giải phóng khoảng 686 kcal/mol. Năng lượng này được tỏa ra dưới dạng nhiệt năng và phải sử dụng máy hơi nước thì mới có thể chuyển thành công cơ học. Hiển nhiên điều này là không thể xảy ra trong môi trường tế bào.
Nhờ có các ATP, nguồn năng lượng phân giải này sẽ được cất trữ vào trong đó. Khi tế bào cần năng lượng, ATP sẽ được thủy phân làm gãy liên kết giữa Oxi với nguyên tử photphat cuối cùng. Kết quả quá trình này sẽ tạo ra một phân tử phosphat vô cơ (Pi), một ADP (Adenosin Diphosphat) và khoảng 7 kcal/mol năng lượng. Lúc này, ADP sẽ ngay lập tức được chuyển đổi trở lại thành ATP nhờ có enzyme ATP synthase nằm trong màng ti thể.
Adipic Acid là gì?
Adipic Acid (hay acid hexanedioic) là hợp chất hữu cơ, công thức hóa học là (CH2)4(COOH)2.
Trong công nghiệp, Adipic Acid là acid dicarboxylic quan trọng nhất. Adipic Acid tồn tại ở dạng bột tinh thể màu trắng, mỗi năm được sản xuất vào khoảng 2,5 tỷ kg.

Chủ yếu là tiền chất để sản xuất nylon, Adipic Acid hiếm khi xuất hiện trong tự nhiên. Trong đời sống, Adipic Acid là phụ gia thực phẩm được sản xuất với số E là E355.
Một số tên gọi khác của Adipic Acid là:
-
Axit Hexanedioic;
-
Axit adipic Axit;
-
Butan-1,4-dicarboxylic Axit;
-
Hexan-1,6-dioic axit;
-
1,4-butanedicarboxylic.
Adipic Acid có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng.
Điều chế sản xuất Adipic Acid
Quá trình hydrocarboxyl hóa tiến hành như sau:
CH 2 = CH − CH = CH 2 + 2 CO + 2 H 2 O → HO 2 C (CH 2 ) 4 CO 2 H
Một phương pháp khác là phân cắt oxy hóa cyclohexene bằng hydro peroxide, thải ra nước.
Trong lịch sử, Adipic Acid được điều chế bằng cách oxy hóa các chất béo khác nhau.
Axit stearic là gì?
Axit Stearic là acid béo bão hòa gồm một chuỗi 18 cacbon, có công thức hóa học CH3-(CH2)16-COOH và có tên IUPAC là acid octadecanoic.
Axit stearic là một axit béo no, chuỗi dài được tìm thấy trong các chất béo động vật và thực vật khác nhau. Về cơ bản, hoạt chất này như một chất béo dưỡng ẩm. Đây là một thành phần tự nhiên, cụ thể là bơ ca cao và bơ hạt mỡ có trong một số thành phần của kem dưỡng ẩm da.

Thành phần này được làm chất phụ gia để sản xuất rất nhiều sản phẩm chăm sóc tóc, da cũng như một số chất tẩy rửa gia dụng.
Axit Stearic có màu trắng tới hơi vàng ở thể rắn với 2 dạng đó là tinh thể và dạng bột. Hoạt chất này có khối lượng phân tử: 284,48 (g/mol), điểm tan chảy 69,4 độ C và điểm phân hủy là 350 độ C.
Điều chế sản xuất Axit stearic
Quá trình chưng cất các chất béo và các loại mỡ thực vật với nước ở áp suất cao và nhiệt độ trên 200 độ C dẫn đến quá trình thủy phân được tạo thành axit stearic. Thành phần axit stearic thường là hỗn hợp giữa panmitic và axit stearic. Axit stearic còn được sản xuất bằng phương pháp khác. Từ tinh bột thông qua hydro hóa các axit béo không no có ở dầu thực vật và tổng hợp thông qua acetyl-CoA để được axit stearic.
Cơ chế hoạt động của Axit stearic
Một số nghiên cứu đã xác định cơ chế axit stearic (18:0) ức chế chọn lọc các phản ứng miễn dịch phụ thuộc vào tế bào T trong ống nghiệm. Trong quá trình ủ các tế bào B và T được kích hoạt bằng mitogen với tỷ lệ 18: 0 dẫn đến các kiểu kết hợp axit béo bão hòa khác nhau vào màng của chúng. Các phân tích sắc ký lỏng hiệu suất cao (HPLC) của tế bào T cho thấy sự tích tụ của phosphatidylcholine (PC) có chứa phosphatidylcholine (PC) 18:0 không bão hòa đã thay thế PC tế bào bình thường.
Một số ít PC được tìm thấy tích tụ trong màng tế bào B làm tăng tỷ lệ PC chứa axit oleic (18:1). Các thành phần lipid khác nhau của màng tế bào lymphocyte sau khi tiếp xúc với tỷ lệ 18:0 có tương quan với điện thế màng sinh chất của chúng.
Trong các tế bào T, sự tích tụ không bão hòa, PC chứa 18:0 trùng hợp với sự phá vỡ nhanh chóng tính toàn vẹn của màng, được xác định bằng phương pháp đo tế bào dòng chảy. Sự phá vỡ tính toàn vẹn của màng được phát hiện phụ thuộc vào thời gian và liều lượng. Nghiên cứu không quan sát thấy có sự khử cực nào như vậy trong các tế bào B, nhờ khả năng khử bão hòa, có thể tránh kết hợp một lượng lớn các phospholipid có chứa 18:0 không bão hòa vào màng của chúng.
Người ta cho rằng sự thiếu hụt stearoyl-CoA desaturase trong tế bào T sẽ ngăn chúng khỏi quá trình khử bão hòa có nguồn gốc ngoại sinh 18:0, do đó dẫn đến tăng tỷ lệ PC không bão hòa có chứa 18: 0 trong màng tế bào của chúng. Sự phong phú của loài PC này có thể tăng cường độ cứng của màng sinh chất bị suy giảm đáng kể.
Avobenzone là gì?
Avobenzone là dẫn xuất metan dibenzoyl, có công thức hóa học là C20H22O3. Avobenzone tồn tại ở dạng bột tinh thể màu trắng đến vàng. Đặc tính của thành phần này là có thể tan trong dầu (isopropanol, decyl oleate, axit triglyceride/axit capric và các loại dầu khác).
Năm 1973, Avobenzone được phát hiện lần đầu, vài năm sau đó nó đã được sử dụng rộng rãi khắp Châu Âu. Năm 1998, FDA chấp thuận cho thành phần này xuất hiện trong các sản phẩm mỹ phẩm. Avobenzone cho đến nay vẫn được đánh giá là an toàn khi sử dụng bôi ngoài da dù có một số lo ngại về ảnh hưởng của chất này đối với cơ thể.

Avobenzone có khả năng hấp thụ tia UVA nên được sử dụng rộng rãi trong tất cả các loại kem chống nắng phổ rộng có dán nhãn “broad spectrum” (chống lại cả tia UVA và UVB).
Một điều cần lưu ý là càng tiếp xúc với tia UV thì khả năng hấp thụ của Avobenzone càng suy giảm theo thời gian, cụ thể là giảm xuống 36‰ sau 1 giờ sử dụng. Do đó, các nhà sản xuất sẽ thường kết hợp Avobenzone cùng các thành phần chống nắng khác để giúp chúng trở nên ổn định hơn, kéo dài tác dụng hơn dưới ánh nắng mặt trời.
Cơ chế hoạt động của Avobenzone
Có mặt trong kem chống nắng hóa học, Avobenzone sẽ giúp hấp thụ toàn bộ quang phổ của tia UVA – tia cực tím gây lão hóa da rồi chuyển đổi sang bức xạ hồng ngoại ít gây hại cho người sử dụng.
Arachidonic Acid là gì?
Được tìm thấy trong gan, mỡ động vật và con người, acid arachidonic là thành phần của phosphatide động vật và hình thành từ axit linoleic.
Loại axit béo omega 6 không bão hoà này được sử dụng trong quá trình gia công thực phẩm chức năng với công dụng giúp con người tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, acid arachidonic còn là thành phần dùng trong công thức chăm sóc da mặt, mang lại tác dụng xóa mờ nếp nhăn và làm mịn da hiệu quả.
Công thức phân tử của Acid arachidonic.
Những nguồn cung cấp acid arachidonic dồi dào bao gồm:
-
Dầu lạc: Được ép từ đậu phộng, dầu lạc là một thực phẩm giàu acid arachidonic được các chị em phụ nữ ưa chuộng. Dầu lạc có công dụng giúp nâng cao sức khỏe hệ tim mạch cũng như giúp tăng cường trí nhớ hiệu quả.
-
Thịt: Mô cơ của động vật thường được chúng ta dùng làm thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày. Thịt giúp đáp ứng nhu cầu protein của cơ thể, tăng cường chức năng của não bộ.
-
Trứng: Cũng như thịt, trứng là nguồn cung cấp protein, mang lại lợi ích làm tăng khối lượng cơ bắp và giúp xương luôn chắc khỏe.
-
Các sản phẩm từ sữa bao gồm sữa tươi, kem tươi, sữa lên men, phô mai, bơ đều có công dụng giúp hệ xương khớp chắc khỏe, làm giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa.
Acid arachidonic là thành phần trong các loại kem dưỡng da
Điều chế và sản xuất Arachidonic Acid
Trong tự nhiên, arachidonic acid được tạo ra từ axit linoleic. Tuy nhiên, dạng axit tiền thân này lại không thể tự tổng hợp được mà phải được lấy từ các nguồn thực vật.
Cơ chế hoạt động của Arachidonic Acid
Arachidonic acid là một dạng axit không bão hòa và có mặt trong các phospholipid của màng não và các cơ quan của cơ thể. Cơ chế hoạt động chủ yếu của loại axit này là một chất truyền tin hay báo hiệu của lipit. Một cơ chế nổi bật khác đó là điều hòa và điều tiết enzyme truyền tín hiệu.
2-Ethylhexyl salicylate là gì?
Ethylhexyl salicylate là một este benzoat và là một thành viên của phenol. Nó có nguồn gốc từ một axit salicylic. Còn được gọi là Ethylhexyl Salicylate. Octyl salicylate là một chất chống nắng hóa học hòa tan trong dầu, hấp thụ bức xạ UVB.
Tên khác: Axit benzoic, este 2-hydroxy-, 2-ethylhexyl; Axit salixylic, este 2-etylhexyl; Sunarome O; Sunarome WMO; USAF DO-11; WMO; Hệ điều hành Dermoblock; Escalol 587; Ethylhexyl salicylat; Hệ điều hành Neo Heliopan; Octyl salicylat; Uvinul O-18; 2-etylhexyl 2-hydroxybenzoat; Octisalate.
Công thức: C15H22O3
2 - Ethylhexyl salicylate có công thức hóa học là C15H22O3
Trọng lượng phân tử: 250.3334
Nó là một bộ lọc ánh nắng hữu cơ, hòa tan trong dầu, hấp thụ bức xạ UV-B. Nó là một este của axit salicylic và 2-ethylhexanol.
Nó là một chất lỏng không màu, đặc sánh như dầu thường tỏa ra hương hoa nhẹ nhàng. Salicylat là chất hấp thụ UV-B yếu. Chúng thường được sử dụng kết hợp với các bộ lọc UV khác như AakoSun OMC.
Ethylhexyl Salicylate đang được sử dụng trong nhiều loại mỹ phẩm để cung cấp Hệ số bảo vệ chống nắng (SPF) thích hợp trong kem chống nắng hoặc bảo vệ mỹ phẩm chống lại bức xạ tia cực tím.
Điều chế sản xuất
Octyl salicylate, hoặc 2-ethylhexyl salicylate, là một hợp chất hữu cơ được sử dụng như một thành phần trong kem chống nắng và mỹ phẩm để hấp thụ tia UVB (cực tím) từ mặt trời. Nó là một este được tạo thành bởi sự ngưng tụ của một axit salixylic với 2-etylhexanol. Nó là một chất lỏng dầu không màu, có mùi hoa nhẹ.
Cơ chế hoạt động
Nó là một este được tạo thành bởi sự ngưng tụ của một axit salixylic với 2-etylhexanol. Thành phần salicylate hấp thụ tia cực tím và bảo vệ da khỏi tác hại của việc tiếp xúc với ánh nắng. Phần ethylhexanol đóng vai trò như một loại rượu béo, bổ sung thêm các đặc tính làm mềm và giống dầu (chống nước).
Acid fusidic là gì?
Acid fusidic là một loại kháng sinh steroid được sản xuất từ nấm Fusidium coccineum và được phát triển bởi công ty dược phẩm Leo Pharma ở Đan Mạch từ những năm 1960. Acid fusidic được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn do đó thuốc sẽ không có tác dụng đối với cảm lạnh, cúm hoặc các bệnh nhiễm vi-rút khác.
Acid fusidic và Natri fusidate có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với liệu pháp toàn thân trong điều trị nhiễm trùng da nguyên phát và thứ phát do các chủng Staphylococcus aureus, Streptococcus và Corynebacterium minutissimum nhạy cảm gây ra.
Acid fusidic chỉ được bán theo toa của bác sĩ. Thuốc có nhiều dạng khác nhau như kem, thuốc mỡ và thuốc nhỏ mắt. Thuốc có thể được kết hợp với một steroid trong một số loại kem. Ngoài ra, thuốc cũng có thể được sử dụng bằng đường tiêm, hoặc dạng viên. Nhưng những hình thức này thường chỉ được chỉ định trong bệnh viện.

Điều chế sản xuất Acid fusidic
Điều chế Acid fusidic dạng kem
Natri fusidate là nguyên liệu thô ban đầu để điều chế ra Fusidic, Natri fusidate được chuyển thành Acid fusidic trong môi trường không có oxy (được tạo ra bằng cách sử dụng khí trơ).
- Đun nóng nước tinh khiết trong khoảng từ 20% đến 75%, tốt hơn là 35% đến 50%, tốt hơn nữa là 40% đến 43% trong bình pha nước ở nhiệt độ 70°C đến 80°C.
- Thêm vào bình pha nước nêu trên chất bảo quản, được chọn từ nhóm bao gồm Methylparaben, Propylparaben, Chlorocresol, Kali sorbate, Acid benzoic.
- Trộn hỗn hợp bằng máy khuấy ở tốc độ 10 đến 50 vòng/phút trong khi duy trì nhiệt độ của hỗn hợp ở 70°C đến 80°C.
- Thêm các vật liệu sáp bao gồm parafin mềm trắng, parafin lỏng, parafin cứng vào bình pha dầu và làm tan chảy sáp nói trên bằng cách đun nóng đến 70°C đến 80°C.
- Thêm vào bình pha dầu này chất nhũ hóa sơ cấp, tốt hơn là ở dạng chất hoạt động bề mặt không chứa ion, được chọn từ nhóm bao gồm rượu Cetostearyl, Cetomacrogol - 1000; chất nhũ hóa thứ cấp được chọn từ nhóm bao gồm Polysorbate - 80, Span - 80 và tương tự, tốt hơn là Polysorbate - 80 và trộn kỹ hỗn hợp, tốt nhất là sử dụng máy khuấy, ở tốc độ 10 đến 50 vòng/phút trong khi duy trì nhiệt độ của hỗn hợp ở 70°C đến 80°C.
- Chuyển hỗn hợp vào trong điều kiện chân không trong phạm vi từ âm 1000 đến âm 300mmHg và ở nhiệt độ 70°C đến 80°C và trộn kỹ hỗn hợp, tốt nhất là sử dụng một máy khuấy, ở tốc độ 10 đến 50 vòng/phút để tạo thành hỗn hợp nhũ tương.
- Làm nguội hỗn hợp này đến 45°C tốt hơn là bằng nước lạnh, tốt nhất là ở nhiệt độ 8°C đến 15°C.
- Trong bình API bổ sung đồng dung môi, được chọn từ nhóm bao gồm Propylene Glycol, Hexylene Glycol, PolyEthylene Glycol - 400; lượng chứa trong bình API này phải được xả bằng khí trơ, và hòa tan natri fusidat vào hỗn hợp.
- Điều chỉnh độ pH của hỗn hợp trong bình API xuống dưới 2 bằng cách sử dụng acid, bao gồm các acid như HCl, H2SO4, HNO3, Acid lactic.
- Chuyển lượng chứa trong bình API cũ sang bình trộn bằng cách khuấy liên tục ở tốc độ 10 đến 50 vòng/phút và đồng nhất hỗn hợp ở tốc độ 1000 đến 3000 vòng/phút trong điều kiện khí trơ và trong chân không từ âm 1000 đến âm 300mmHg, khí trơ tốt nhất là nitơ.
- Làm nguội bình trộn xuống 30°C đến 37°C bằng nước làm mát 8°C đến 15°C.

Điều chế Natri fusidat
Hòa tan Acid fusidic trong dung dịch cồn nồng độ thấp để thu được dung dịch Natri fusidat.
Cho dung dịch Etyl axetat vào dung dịch Natri fusidat để kết tinh Natri fusidat và thu thập chất rắn.
Làm khô chất rắn, nhờ đó thu được tinh thể Natri fusidat.
Cơ chế hoạt động
Acid fusidic là kháng sinh có cấu trúc steroid, nhóm fusidanin, có tác dụng kìm khuẩn và diệt khuẩn, chủ yếu trên vi khuẩn Gram dương.
Cơ chế hoạt động của acid fusidic là ức chế quá trình tổng hợp protein trong vi khuẩn bằng cách ổn định phức hợp yếu tố kéo dài G (EF-G), dẫn đến việc cắt ngắn độ giãn dài của peptide. Nó tác động vào một yếu tố cần thiết cho sự chuyển đoạn của các đơn vị phụ peptid và kéo dài chuỗi peptide. Mặc dù acid fusidic cũng có khả năng ức chế tổng hợp protein trong tế bào động vật có vú, nhưng nó không thâm nhập vào tế bào chủ một cách hiệu quả. Do đó, thuốc này có tác dụng chọn lọc chống lại các chủng vi khuẩn nhạy cảm.

Adenine là gì?
Adenine là một nucleobase (một dẫn xuất purine). Nó là một trong bốn nucleobase trong axit nucleic của DNA được biểu thị bằng các chữ cái G – C – A – T. Ba chất khác là guanine, cytosine và thymine. Các dẫn xuất của nó có nhiều vai trò khác nhau trong sinh hóa bao gồm hô hấp tế bào, ở dạng cả adenosine triphosphate (ATP) giàu năng lượng và các đồng yếu tố nicotinamide adenine dinucleotide (NAD), flavin adenine dinucleotide (FAD) và Coenzyme A.
Adenine có công thức hóa học là C5H5N5 và cấu trúc là một vòng cacbon-nitơ kép. Nó là một purine, vì vậy nó được tạo thành từ một vòng năm cạnh và một vòng sáu cạnh, mỗi vòng chứa nitơ, được hợp nhất với nhau. Phân tử adenin có thể được phân biệt với các nhân purin khác bằng nhóm amin gắn với cacbon của chúng ở vị trí 6. Ngoài ra còn có một nhóm hydro gắn với nitơ ở vị trí 9.
Adenine có công thức hóa học là C5H5N5
Nó cũng có có chức năng tổng hợp protein và là thành phần hóa học của DNA và RNA. Hình dạng của adenine bổ sung cho thymine trong DNA hoặc uracil trong RNA.
Điều chế sản xuất
Sự chuyển hóa purine liên quan đến sự hình thành của adenine và guanine. Cả adenine và guanine đều có nguồn gốc từ nucleotide inosine monophosphate (IMP), lần lượt được tổng hợp từ một ribose phosphate có sẵn từ trước thông qua một con đường phức tạp sử dụng các nguyên tử từ axit amin glycine, glutamine và axit aspartic, cũng như coenzyme tetrahydrofolat.
Phương pháp sản xuất adenine ở quy mô công nghiệp được công nhận hiện nay là một dạng sửa đổi của phương pháp formamide. Phương pháp này làm nóng formamide trong điều kiện 120 độ C trong bình kín trong 5 giờ để tạo thành adenin. Phản ứng được tăng lên nhiều về số lượng bằng cách sử dụng phốtpho oxyclorua (photphoryl clorua) hoặc photpho pentachlorua làm chất xúc tác axit và điều kiện ánh sáng mặt trời hoặc tia cực tím.
Sau khi 5 giờ trôi qua và dung dịch formamide-phospho oxychloride-adenine nguội bớt, nước được đưa vào bình có chứa formamide và bây giờ là adenine đã tạo thành.
Cơ chế hoạt động
Adenine tạo thành adenosine, một nucleoside, khi gắn vào ribose, và deoxyadenosine khi gắn vào deoxyribose, và nó tạo thành adenosine triphosphate (ATP), thúc đẩy nhiều quá trình trao đổi chất tế bào bằng cách truyền năng lượng hóa học giữa các phản ứng.
Polyglyceryl - 6 Distearate là gì?
Polyglyceryl - 6 isostearate là một hỗn hợp tổng hợp của các axit béo từ axit stearic và một polyme glycerin. Nhiều vai trò trong mỹ phẩm bao gồm chất làm mềm, chất nhũ hóa và chất hoạt động bề mặt, làm cho nó trở thành một lựa chọn tốt cho sữa rửa mặt dưỡng ẩm.
Polyglyceryl - 6 distearate đôi khi còn được gọi là “diester của hexaglycerol và axit stearic.” Hiếm hơn nhiều, nó có thể được gọi là hexaglycerol distearate, plurol stearique.
Công thức hóa học Polyglyceryl - 6 isostearate
Điều chế sản xuất Polyglyceryl-6 Distearate
Polyglyceryl - 6 Distearate là một thành phần tổng hợp. Tuy nhiên, nó (thường) được sản xuất từ các hợp chất có nguồn gốc thực vật có hàm lượng glycerin và axit stearic cao. Các loại thực vật phổ biến được sử dụng như một phần của quá trình này bao gồm bông, dừa, hạt cọ, hoa hướng dương và đậu thầu dầu, và một số loại cây khác. Phần lớn các sản phẩm mỹ phẩm sử dụng polyglyceryl - 6 Distearate có nguồn gốc thực vật
Tuy nhiên, cả axit stearic và glycerin cũng có thể đến từ động vật.
Axit stearic
Axit stearic là một axit béo tự nhiên có trong dừa và dầu cọ. Trong chăm sóc da, nó là một chất nhũ hóa và chất làm mềm hiệu quả giúp làm mềm và mịn da.
Nó cũng giúp củng cố hàng rào bảo vệ da chống lại sự mất nước, lão hóa, chất kích ứng và chất gây dị ứng.
Polyglycerin - 6
Polyme glycerin này là một thành phần giữ ẩm và giữ ẩm.
Cơ chế hoạt động
Polyglyceryl- 6 Distearate là một số lượng lớn các phân tử glycerin đã được liên kết với nhau để tạo ra một phân tử lớn hơn và giữ ẩm hơn. Sau đó, phần stearic được thêm vào thông qua việc bổ sung axit béo. Nó là một chất dưỡng da và hoạt động như một chất hỗ trợ khác để cho phép các thành phần tự nhiên khác kết hợp đúng cách với nhau.
Mica là gì?
Mica trong mỹ phẩm là một loại khoáng chất silicat, được nghiền thành bột có màu sắc óng ánh tự nhiên, đa dạng từ tông màu bạc, trắng đến hồng, tím. Các nhà sản xuất mỹ phẩm thường bổ sung thành phần khoáng mica vào sản phẩm để tạo ra các gam màu sáng, tạo thêm sự lộng lẫy và lấp lánh mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và làn da, cũng như hiếm khi gây ra tác dụng phụ.

Do đó, khi bạn chọn mua mỹ phẩm nếu nhìn thấy một sản phẩm trông lộng lẫy thì không cần ngạc nhiên vì sản phẩm đó gần như chắc chắn có chứa thành phần mica.
Ngoài mỹ phẩm, bạn cũng tìm thấy thành phần này trong các sản phẩm chăm sóc da với mục đích tạo hiệu ứng phát sáng (làm sáng hoặc chiếu sáng). Đôi khi, mica cũng được sử dụng trong các sản phẩm như kem đánh răng, sơn xe và nhựa.
Điều chế sản xuất
Trước đây, các công ty mỹ phẩm thường sử dụng mica trong tự nhiên trong các thành phần mỹ phẩm. Về sau, họ thay thế mica tự nhiên trong sản phẩm bằng một phiên bản do phòng thí nghiệm sản xuất.
Thành phần mica mới này được tạo ra bằng cách chiết xuất các tinh thể silicat từ khoáng chất sau đó chế biến ở nhiệt độ cao.
Chúng ta đều biết, vitamin C là chất chống oxy hóa tự nhiên được tổng hợp từ glucose có ở hầu hết các loại thực vật và động vật. Đây là loại vitamin rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Vitamin C có thể giúp làm lành các mô bị tổn thương, tham gia vào quá trình sản xuất enzyme của một số chất dẫn truyền thần kinh; đồng thời còn có vai trò quan trọng đối với chức năng hệ thống miễn dịch.

Loại vitamin này được chúng ta bổ sung cho cơ thể thông qua những thực phẩm hàng ngày như trái cây họ cam quýt, rau lá xanh, bông cải xanh, dâu tây, đu đủ... Vitamin C dùng theo đường ăn uống sẽ hấp thu hạn chế ở trong ruột, nghĩa là cho dù bạn ăn bao nhiêu vitamin C thì cơ thể cũng chỉ hấp thụ một lượng hữu hạn mà thôi. Với da, khi dùng đường uống, sinh khả dụng của vitamin C trên da sẽ là không đủ. Do đó, cách tốt nhất là chúng ta sử dụng kết hợp, vừa qua đường ăn uống vừa dùng vitamin C bôi ngoài da để đạt được những hiệu quả tốt nhất cho da.
Vitamin C tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, trong đó Ascorbic Acid là dạng tự nhiên có hiệu quả nhất trong tất cả các dạng của vitamin C. Tuy nhiên, Ascorbic Acid lại là dạng vitamin C kém ổn định nhất, dễ bị oxy hóa bởi ánh sáng, nhiệt độ cũng như các ion kim loại. Magnesium Ascorbyl Phosphate (MAP) là một dẫn xuất khác của vitamin C với ưu điểm là khắc phục những hạn chế của Ascorbic Acid.
Magnesium Ascorbyl Phosphate có khả năng tan trong nước, độ pH trung tính nên không gây khó chịu, ít kích ứng da nên có thể dùng cho cả những làn da nhạy cảm. Đồng thời, hoạt chất này có tác dụng kích thích sinh tổng hợp collagen, chống lão hóa da, làm sáng da cụ thể và rõ rệt hơn hẳn các dẫn xuất khác. Đặc biệt, Magnesium Ascorbyl Phosphate có tính ổn định cao hơn nhiều lần so với Ascorbic Acid. Tuy nhiên, khả năng thẩm thấu của Magnesium Ascorbyl Phosphate không được tốt như Ascorbic Acid.
Sản phẩm liên quan







